Tổng quan về RAID, giới thiệu SHR
I. RAID LÀ GÌ?
RAID (Redundant Array của Independent Disks), là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có chức năng gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên.
II. GIỚI THIỆU VỀ SHR (SYNOLOGY HYBRID RAID)?
Synology Hybrid RAID (SHR) là một hệ thống quản lý RAID tự động. nếu bạn không chắc chắn sẽ sử dụng loại RAID nào, hoặc đơn giản chỉ muốn DSM sắp xếp mọi thứ cho bạn, SHR là một giải pháp hiệu quả. Nó không chỉ đơn giản hoá quá trình tạo volume mà cũng cung cấp một sự linh hoạt mà công nghệ truyền thống RAID không thể đáp ứng được.
Đặt ra 1 ví dụ đơn giản: bạn có 3 ổ cứng khác dung lượng, HDD1 2TB, HDD2 3TB, HDD3 3TB.
Với RAID 5 truyền thống trên 3 HDD: dung lượng bạn nhận được sẽ dựa trên dung lượng của HDD 2TB: 2TB * 2 = 4TB. Điều đó có nghĩa mỗi 1TB dư ra trên HDD2 và HDD3 sẽ không được dùng đến.
Cũng với 3 HDD trên, khi sử dụng SHR dung lượng lưu trữ của bạn sẽ được tối ưu hóa bằng thuật toán đặc biệt, cụ thể: SHR vẫn sẽ tạo ra 4TB chạy RAID 5, sẽ tận dụng 1TB thừa trên HDD2 và HDD3 để tạo 1TB RAID 1. Tổng cộng dung lượng sử dụng của bạn là 5TB (4TB RAID 5, 1TB RAID 1)
Vậy SHR đã làm điều đó như thế nào, để tìm hiểu kĩ hơn mời bạn xem qua video sau: https://www.youtube.com/watch?x-yt-ts=1422503916&v=wg3SYTNg2h8&x-yt-cl=85027636
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI RAID?
Dạng RAID | Số lượng HDD | Số lượng HDD lỗi cho phép | Miêu tả | Dung lượng |
Basic | 1 | 0 | Mỗi ổ cứng là một đơn vị độc lập. 1 HDD <-> 1 volume | 1 x (dung lượng HDD) |
JBOD | ≧2 | 0 | Tập hợp các ổ cứng tạo thành một vùng lưu trữ logicKhông bảo đảm an toàn dữ liệu | Tổng dung lượng các ổ cứng |
RAID 0 | ≧2 | 0 | Tập hợp nhiều ổ đĩa tạo thành 1 volume, RAID 0 chia đều dữ liệu ra thành phần và trải đều trên các ổ cứng nhằm tăng tốc độ.Tuy nhiên RAID 0 rất không an toàn, nếu 1 HDD không tập hợp bị lỗi thì toàn bộ dữ liệu sẽ mất. | Số lượng ổ cứng x (dung lượng HDD nhỏ nhất) |
SHR | ≧1 | 1 | Tối ưu hóa dung lượng lưu trữ trên hệ thống có nhiều ổ cứng khác dung lượng.SHR ưu tiên tính an toàn dữ liệu. | Tối ưu bởi hệ thống |
RAID 1 | 2 – 4 | 1 | Ghi dữ liệu giống nhau vào mọi ổ cứng cùng lúc. Do đó dữ liệu sẽ luôn an toàn miễn là có ít nhất 1 ổ còn chạy. | dung lượng HDD nhỏ nhất |
RAID 5 | ≧3 | 1 | Thuật toán tính toán chẵn lẻ của RAID 5 giúp vừa tăng tốc truy cập ổ cứng, vừa cho phép 1 ổ đĩa lỗi | (Số lượng ổ – 1) x (dung lượng HDD nhỏ nhất) |
RAID 5 +Spare |
≧4 | 1 | Bên cạnh hệ thống RAID 5 hoạt động, có 1 ổ cứng dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sang để thay thế tự động nếu khi bất kỳ HDD nào của RAID 5 bị lỗi. | (Số lượng ổ – 2) x (dung lượng HDD nhỏ nhất) |
RAID 6 | ≧4 | 2 | Cũng sử dụng thuật toán tính toán chẵn lẻ, tuy nhiên RAID 6 cho phép 2 ổ cứng bị lỗi.Thuật toán của RAID 6 tương đối phức tạp nên đòi hỏi CPU nhiều hơn so với RAID 5 + Spare, tuy nhiên tính an toàn cao hơn. | (Số lượng ổ – 2) x (dung lượng HDD nhỏ nhất) |
RAID 10 | ≧4 (số chẵn) |
Một nửa số lượng HDD | RAID 10 vừa có khả năng tăng tốc độ tương tác ổ cứng của RAID 0, vừa bảo vệ dữ liệu của RAID 1. RAID 10 gộp mỗi 2 ổ cứng thành 1 nhóm, nếu 1 trong 2 ổ trong nhóm bị lỗi thì dữ liệu vẫn an toàn. | (Số lượng ổ / 2) x (dung lượng HDD nhỏ nhất) |
IV. NÊN CHỌN RAID NÀO?
Mỗi dạng RAID đều có ưu, nhược điểm riêng. Ngoài việc phụ thuộc giới hạn của từng loại thiết bị (vd: thiết bị hỗ trợ tối đa 2 ổ cứng thì không thể chạy RAID 5, 6, 10), việc lựa chọn RAID nào hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm, đôi khi là…sở thích của người quản trị. Bạn chưa biết phải chọn RAID nào phù hợp với hệ thống của mình, có 3 tiêu chí chính bạn cần quan tâm:
- Tốc độ: Bạn có nhu cầu tăng tốc độ truy xuất dữ liệu?
- Độ an toàn: hệ thống được phép hư bao nhiêu HDD, mà vẫn chạy bình thường không mất dữ liệu?
- Dung lượng lưu trữ: Bạn sẵn sàng đánh đổi bao nhiêu dung lượng lưu trữ để đổi lấy sự an toàn cho dữ liệu?
Nếu bạn cần một sự tham khảo, với kinh nghiệm lâu năm trong việc triển khai các hệ thống lưu trữ MNS khuyến cáo luôn đặt sự an toàn dữ liệu lên hàng đầu trong việc chọn loại RAID. Bạn có thể tham khảo cách triển khai như bên dưới:
Lưu ý: cách triển khai bên dưới chỉ mang tính chất tham khảo.
- 1 HDD: Basic
- 2 HDD: RAID 1
- 3 HDD: RAID 5
- 4 HDD: RAID 5 hoặc RAID 10
- 5 HDD: RAID 5 + Hot Spare hoặc RAID 6.
- 6 – 8 HDD: RAID 6
- 9 – 12 HDD: RAID 6 + Hot Spare.
- Trên 12 HDD: không nên tạo volume/diskgroup > 12 HDD, nếu cần mở rộng dung lượng thì tạo volume khác.