Cloud Services trên Internet – hạn chế, rủi ro và giải pháp
CLOUD SERVICE TRÊN INTERNET – TẠI SAO CÁC DOANH NGHIỆP KHÔNG CHỌN SỬ DỤNG?
Thoạt tiên có thể kể đến Google Drive, Drop Box, iCloud, Box và SugarSync như các Cloud Service được biết đến nhiều nhất hiện nay với các tiện ích nom vừa thú vị mà người dùng vừa được tặng một khoảng dung lượng lưu trữ miễn phí. Tuy nhiên, các công ty với những dữ liệu quan trọng xuyên suốt quá trình kinh doanh lại không vì những lợi ích thoáng chốc mà chuốc lấy nguy cơ cho cả hệ thống dữ liệu vì 5 hạn chế đáng kể của các Cloud Service nói chung:
CÁC DOANH NGHIỆP CHỌN GIẢI PHÁP GÌ CHO DỮ LIỆU?
NAS Synology – ĐÁM MÂY RIÊNG CỦA DOANH NGHIỆP
Với cùng chi phí tốn cho các Cloud Station trong một năm, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sở hữu một bộ NAS – (Network Attached Storage – kho lưu trữ đám mây riêng) hỗ trợ dung lượng đến 16Tb và thoải mái chia sẻ không gian làm việc với số lượng lớn những người dùng khác với chỉ 1 lần thanh toán duy nhất cho vô số những tiện ích có thể khai thác qua thời gian theo từng nhu cầu.
TIỆN ÍCH VƯỢT BẬC
• Ứng dụng phục vụ cho doanh nghiệp: công ty hoặc các nhóm làm việc có thể cùng chia sẻ không gian lưu trữ với cơ chế phân quyền mạnh mẽ, sử dụng các công cụ quản lí và truy cập dữ liệu luôn đồng bộ linh hoạt với nhiều chức năng tiện dụng
• Tích hợp giám sát trung tâm qua camera IP: ứng dụng giám sát cho phép bạn theo dõi trực tiếp lên đến 64 kênh cùng lúc, truy cập giám sát camera đặt tại bất kỳ nơi đâu với các chức năng báo động khi phát hiện điều gì bất thường
• Hỗ trợ quản trị IT: NAS có thể trở thành xương sống của hệ thống mạng công ty và nhiệm vụ quản trị được hỗ trợ tự động hóa
• Giải trí đa phương tiện: hệ điều hành của NAS tích hợp sẵn những ứng dụng giải trí đa phương tiện giúp bạn có thể quản lí, trao quyền truy cập và chia sẻ hình ảnh, âm nhạc, video dễ dàng mọi lúc mọi nơi.
• Truy cập từ xa: với laptop hay các thiết bị di động có kết nối internet, bạn đã có thể truy cập kho dữ liệu của NAS mọi lúc mọi nơi bằng các ứng dụng có sẵn
LỢI ÍCH DÀI LÂU
• Tiết kiệm chi phí: Xây dựng cơ sở hạ tầng IT ổn định và mở rộng dần theo nhu cầu mà không phát sinh chi phí dài hạn
• Hoạt động ổn định: DSM với cơ chế bảo dưỡng tự động và thông minh giúp bạn cấu hình, gìn giữ và giám sát NAS hiệu quả
• Không lo sự cố Internet: sự cố đứt cáp quang cục bộ tại Việt Nam vào năm 2006, 2011 và 2013 hoàn toàn không ảnh hưởng các hoạt động dữ liệu của những doanh nghiệp sử dụng NAS bởi mạng lưới độc lập với các truyền dẫn bên ngoài
• Bảo mật nội bộ: NAS là kho lưu trữ của chính công ty sở hữu nên có thể dễ dàng quản lí, và chức năng bảo mật chống các truy xuất trái phép giúp tránh khỏi việc rò rỉ dữ liệu ngay trên đường truyền công cộng
• Quản lí tập trung: NAS có thể tập hợp quản lí và giám sát từ nhiều chi nhánh dữ liệu khác nhau về một cơ sở chính duy nhất
Vậy tại sao chúng ta không chọn lấy cho mình 1 bộ NAS Synology để sở hữu đám mây riêng và quản lí dữ liệu thật hiệu quả, an toàn cho mình cùng các đồng nghiệp???
11 thoughts on “Cloud Services trên Internet – hạn chế, rủi ro và giải pháp”